Giấy khai sinh của một cá nhân dùng để làm gì, tầm quan trọng của giấy khai sinh, hồ sơ làm thủ tục thừa kế di sản do người chết để lại. những giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, giấy tờ xác nhận một người được hưởng tài sản do người chết để lại. Đối với hồ sơ thừa kế thì giấy khai sinh có tác dụng hay vai trò gì. Luật sư Văn phòng luật sư Hòa Bình tư vấn.
Theo Wikipedia tiếng Việt thì:
Giấy khai sinh hay Giấy khai sanh là loại giấy tờ tùy thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người để xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của cá nhân đó, chứng nhận cá nhân đó đã được sinh ra. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh thường có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, thông tin về ngày, tháng, năm sinh, thông tin về giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán thông tin về quan hệ cha, mẹ, con hoặc các thông tin cơ bản khác tùy theo quy định đặc thù của từng quốc gia.
Đối với một con người, khi có Giấy khai sinh (hộ tịch gốc) người đó đã được coi là một công dân coi như có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với nhà nước và xã hội. Giấy khai sinh còn có ý nghĩa, giá trị trong suốt cuộc đời của mỗi người, đặc biệt trong việc chứng minh độ tuổi, quan hệ cha mẹ và con cái hay chứng minh quyền thừa kế tài sản.
Giấy khai sinh khác với giấy chứng sinh do Cơ sở y tế (bệnh viện, trạm xá...) nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng (nhân chứng). Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
Theo Luật Hộ tịch:
Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Qua những quy định và nội dung nêu trên có thể Giấy khai sinh của một người sẽ xác định được thông tin của bố, mẹ...của người đó. Thông qua giấy khai sinh để xác định một người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế và cũng là cơ sở để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Khi cần liên hệ tư vấn và sử dụng dịch vụ khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
DỊch vụ của Văn phòng luật sư Hòa Bình - HBLAWS:
- Tư vấn pháp luật đất đai;
- Dịch vụ làm sổ đỏ lần đầu;
- Dịch vụ sang tên sổ đỏ;
- Tư vấn mua bán nhà đất, tư vấn tách sổ đỏ;
- Tư vấn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất;
- Nhận ủy quyền làm dịch vụ sang tên sổ đỏ;
- Tư vấn làm sổ hồng;
- Dịch vụ xin cấp lại sổ đỏ bị mất.....
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023
Email: luathoabinh.com@gmail.com
Hướng dẫn việc: thủ tục sang tên sổ đỏ, thuế sang tên sổ đỏ, hồ sơ sang tên sổ đỏ, dịch vụ sang tên sổ đỏ, thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư, sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền, sang tên sổ đỏ mất bao lâu, lệ phí sang tên sổ đỏ , khai nhân di sản thừa kế
Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.
Thực trạng xã hội hiện nay cho thấy, có rất nhiều người đang trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo dẫn đến “tiền mất tật mang” do không hiểu rõ về người mà mình đang quan hệ.